Nghi thức mang ý nghĩa món đón tài lộc, gia đình sung túc, tùy theo điều kiện và hoàn cảnh sống, gia chủ thực hiện đơn giản, linh hoạt.
Theo quan niệm của người Việt, không gian bếp có ý nghĩa quan trọng, là nơi khởi nguồn tài lộc, gìn giữ hạnh phúc gia đình. Tại các vùng quê, vào ngày Tết, bếp là nơi các thành viên trong nhà quây quần bên nồi bánh chưng, trò chuyện thân tình, chia sẻ về cuộc sống.
Đây cũng là nơi ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của một gia đình. Theo văn hóa truyền thống, có nhiều tập tục liên quan đến bếp trong ngày Tết như: cúng, tiễn ông Công, ông Táo về trời, nấu bánh chưng, bánh tét, hoạt động khai bếp.
|
Tiến sĩ Lê Xuân Phương phân tích ngũ hành hội tụ trong hoạt động khai bếp đầu năm
|
Khai bếp được hình thành trên tập tục giữ lửa của người. Đây là hoạt động thổi bùng lên ngọn lửa ấm cúng trong nhà, bếp ấm thì nhà mới an. Tuy nhiên, ý nghĩa cốt lõi là gia đình cầu mong những điều tốt đẹp cho năm mới, thành viên gắn bó.
Dưới một góc nhìn khác, hoạt động này có nguồn gốc từ thuyết Âm dương ngũ hành.
Trong đó, hành Kim thể hiện qua các vật dụng để nấu bằng kim loại như nồi, chảo, xoong đều có hình tròn tượng trưng cho một năm trọn vẹn. Hành Mộc chính là đôi đũa, một đầu tròn một đầu vuông tượng trưng cho âm dương hòa hợp. Hành Hỏa biểu tượng là bếp, đại diện cho năng lượng, sức khỏe dồi dào. Hành Thổ ý chỉ người khai bếp, thường gắn với hình ảnh "nội tướng" trong gia đình.
|
Tập tục khai bếp mang ý nghĩa cầu mong tài lộc, gia đình sung túc. |
Xa xưa, các cụ đun bằng bếp củi, rơm. Hoạt động khai bếp đơn giản là hâm nồi thịt kho, đun ấm nước sôi để pha trà... Một số người dân ở miền núi phía Bắc quan niệm, trong ngày mùng một Tết, bếp lúc nào cũng đỏ rửa, dù không nấu nướng gì. Điều đó mang ý nghĩa cầu mong năm mới hanh thông, làm ăn suôn sẻ.
Việc khai bếp cần hội đủ 5 yếu tố tượng trưng cho ngũ hành. Tập tục không ràng buộc về thời gian, chủ thể và cách thức. Tùy theo điều kiện, hoàn cảnh sống, gia chủ thực hiện đơn giản, linh hoạt.
Ngày nay, việc khai bếp cũng nên đơn giản, linh hoạt, tùy thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh của gia đình. Việc thắp lửa bằng củi hay đốt nhiệt bằng bếp gas, điện đều giữ nguyên ý nghĩa như vậy.
Gia chủ có thể tiến hành qua 5 bước bằng dầu vàng. Bởi theo lối chơi chữ, dầu đồng âm với giàu, mang ước vọng một năm mới bắt đầu với nhiều may mắn, tài lộc.
Đầu tiên, gia đình chuẩn bị, kiểm tra bộ dụng cụ khai bếp đủ ngũ hành. Người khai bếp sẽ bật bếp thổi bùng lên như ngọn lửa. Sau đó, bạn rót dầu đều, ngập chảo. Sau đó người thực hiện lắc nhẹ chảo để dầu lan đều.
Dầu ăn bỏ vào chảo, reo tí tách như tiếng pháo xuân ngày xưa. Hương thơm lan tỏa như đem niềm hoan hỉ, sự may mắn khắp gian bếp, cả nhà. Cuối cùng, gia chủ dùng đôi đũa gỗ để chế biến thức ăn rồi bày soạn mâm cơm tất niên ấm áp cho cả gia đình.
Khi thực hiện, gia đình nên có đông đủ các thành viên quây quần bên gian bếp để tượng trưng cho sự sum họp. Người khai bếp nên bình tĩnh, từ tốn trong mọi hành động. Ví như việc bật bếp, mở chai dầu ăn, thao tác xào nấu nhẹ nhành, nâng niu để cầu mong năm mới thong dong. Bếp không nổi lửa quá lớn, gia đình chuẩn bị kỹ nguyên vật liệu (gas, dầu) để tránh đầu năm thiếu thốn.
Theo quan niệm phòng bếp đúng phong thủy, gia chủ nên lưu ý, các chai nước mắm, lọ dấm, dầu ăn... là những nguyên liệu dạng lỏng thuộc hành thuỷ, nên được kiểm tra hạn sử dụng, lau chùi bên ngoài sạch sẽ. Dầu ăn nên đầy ắp để cả năm mọi sự hanh thông, tài lộc dồi dào.
Nghi thức khai bếp không nhất thiết phải đúng đêm giao thừa. Gia đình có thể tiến hành vào mùng 3 hay mùng 5 Tết.
Nguồn Vnexpress